Tìm hiểu về ổ cứng SSD và điểm nổi bật so với HDD truyền thống
Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng sở hữu cho mình một chiếc ổ cứng SSD với mức giá rất dễ chịu và phải chăng. Chỉ phải bỏ ra khoảng hơn 400.000 VNĐ cho một chiếc ổ cứng SSD, bạn đã có thể tăng tốc cho máy tính của mình lên 10 hay thậm chí 20 lần so với ổ cứng HDD thông thường. Vậy thì tại sao ổ cứng SSD lại có hiệu năng tốt như vậy? Người dùng ưa chuộng nó vì lý do gì? Hãy cùng Laptop88 tìm hiểu về ổ cứng SSD ở nội dung dưới đây nhé! Xem thêm các dịch vụ sửa laptop và nâng cấp laptop chuyên nghiệp.
1. Tìm hiểu về ổ cứng SSD
Theo dòng lịch sử, ổ cứng thể rắn SSD hay viết tắt của Solid State Drive đầu tiên được ra đời vào năm 1978. Nhưng phải mãi tới năm 1996, khi mà M-System (sau này được SanDisk mua lại năm 2006) giới thiệu một ổ SSD dựa trên công nghệ bộ nhớ Flash, ổ cứng SSD mới được coi là một lựa chọn thay thế cho HDD truyền thống.
Tuy vậy, lúc này nó mới chỉ được áp dụng trong các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, quân sự và những ngành nghiên cứu quan trọng khác. Những ứng dụng trong các ngành này đòi hỏi một thiết bị có khả năng lưu trữ bền vững ít lỗi vốn có trong thiết bị SSD. Và quan trọng nhất là giá thành của Ổ cứng SSD lúc này rất cao và khó tiếp cận với người tiêu dùng phổ thông. Không những vậy, tốc độ của những Ổ cứng SSD đời cũ này chậm hơn so với hiện nay rất nhiều. Phải cho đến những năm gần đây SSD mới trở nên phổ biến và có một giá thành rất dễ chịu dành cho người dùng.
Hiện nay các hãng nổi tiếng được biết đến trong ngành sản xuất Ổ cứng SSD đó là: Samsung, Intel, Plextor, … Với các hãng đã có thương hiệu này, người dùng sẽ thường tìm được các ổ cứng SSD với mức giá từ 800.000 VNĐ trở lên. Ở tầm giá thấp hơn chúng ta sẽ có các hãng như Western Digital Technologies Inc (WD), NovaStar, TeamGroup, Colorful, … Mức giá của các hãng này rất phải chăng, thậm chí là khoảng 400.000 VNĐ, người dùng đã hoàn toàn có thể sở hữu cho mình một chiếc ổ cứng SSD rồi.
2. Điểm mạnh của SSD so với HDD
Sự khác nhau giữa SSD và HDD khi tìm hiểu về ổ cứng SSD
Với ổ cứng truyền thống HDD (viết tắt của Hard Disk Drive tức ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ) dữ liệu của chúng ta được ghi lên các phiến đĩa (gọi là platter) và được đọc hay ghi bằng một mắt đọc từ.
Bởi được cấu tạo như vậy, mỗi khi người dùng cần truy xuất một dữ liệu nào đó, mắt đọc trên Ổ cứng HDD sẽ phải quét hết tất cả các phiến đĩa để tìm ra dữ liệu. Do đó, tốc độ truy xuất dữ liệu sẽ phụ thuộc vào tốc độ quay của ổ đĩa và mất một khoảng thời gian trễ (gọi là seek time). Tuy vậy, Seek time này rất nhỏ, chỉ vài mili giây và hầu như chúng ta không nhận thấy sự chậm trễ này. Nhưng đối với bộ xử lý của máy tính, đặc biệt là các máy tính dành cho các tác vụ chuyên nghiệp, việc chậm vài mili giây này ảnh hưởng đến hệ thống rất lớn. Không người dùng nào muốn mở một chương trình mất đến 1 hay 2 phút mới hiện lên cả!
Tìm hiểu về ổ cứng SSD
Và do đó, Ổ cứng SSD trở thành sự lựa chọn được đại đa số người dùng hiện nay. Ổ cứng SSD được cấu tạo từ những bảng mạch chứa các chip nhớ Flash và chip điều khiển. Dữ liệu sẽ được lưu trữ trong các chip Flash. Khi cần tìm dữ liệu, việc truy xuất diễn ra gần như tức khắc mà không có độ trễ. Thêm vào đó, vì sử dụng chip flash nên dữ liệu trên SSD được lưu trữ an toàn hơn các loại HDD thông thường.
Tìm hiểu về ổ cứng SSD
Điểm mạnh của SSD so với HDD
Khi tìm hiểu về ổ cứng SSD và so sánh với HDD, SSD có một số điểm vượt trội như sau:
Tìm hiểu về ổ cứng SSD
- Tăng hiệu năng máy tính người dùng lên rõ rệt. Ví dụ như: giảm thời gian Boot WIN, khởi động phần mềm, lưu và truy xuất file qua các thiết bị, ...
- Chống sốc tuyệt đối, không có tiếng ồn, mát hơn, tăng độ bền do được cấu tạo từ các thành phần rắn, không có các bộ phận chuyển động như HDD
- Đa dạng về hình dáng và cổng kết nối. Do SSD được cấu tạo từ các bảng mạch và chip nhớ nên nhà sản xuất có thể thoải mái thiết kế ngoại hình của chúng sao cho phù hợp nhất với thiết bị.
3. Cách khái niệm cần biết khi tìm hiểu về ổ cứng SSD
Khi tìm hiểu về ổ cứng SSD chúng ta sẽ có một số khái niệm để phân biệt cũng như là xác định tên gọi của chúng, đó là:
Tìm hiểu về ổ cứng SSD
(Nguồn ảnh tinhte.vn)
Dạng thức (hay còn gọi là Form Factor)
Dạng thức là để chỉ hình dạng vật lý của SSD, chúng ta sẽ có 5 dạng thức - Form Factor là: mSATA, SATA, M.2, PCIe và dạng 2,5 inch như ở trong biểu đồ ở trên. Mỗi loại Form SSD sẽ có một khả năng giao tiếp hoặc giao thức kết nối khác nhau nên người dùng cần chú ý kỹ thông tin để tránh nhầm lẫn không đáng có.
Tất nhiên việc phân loại này chỉ mang tính tương đối vì có những thứ không được xếp cùng hạng mục (category) xét về dạng thức.
Giao tiếp (hay Cổng kết nối)
Giao tiếp hay cổng kết nối là các khe, cổng cắm trên các máy chủ để người dùng có thể kết nối Ổ cứng SSD. Giống với dạng thức thì giao tiếp cũng là thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy được trên thực tế. Điều may mắn là tên gọi cổng kết nối và dạng thức thường giống nhau nên bạn có thể dựa vào đó để phân biệt giữa các SSD.
Giao thức
Giao thức là cách mà SSD “nói chuyện” với ứng dụng và các thành phần phần cứng khác thông qua bộ điều khiển (controller) tương tự cách thức mà card mạng dùng truyền dữ liệu. Hiện nay chúng ta có 2 giao thức SSD thường gặp nhất là: SATA và NVMe.
Với SATA, điểm nổi bật là hỗ trợ chế độ AHCI mode (advanced host controller interface), cho phép truyền nhận dữ liệu với băng thông đạt mức 600MB/s (chuẩn SATA 3.0). Tuy vậy, do AHCI được tạo ra với mục đích hỗ trợ các kết nối truyền tải thông tin tốc độ thấp của các ổ cứng HDD, nên nó đang trở thành “cổ chai” hạn chế sức mạnh của các ổ cứng SSD hiện nay.
Trong khi đó NVMe (non-volatile memory express) được phát triển cho các SSD hiệu suất cao. Khác với SATA, NVMe controller sử dụng 4 tuyến PCI Express 3.0 để truyền dữ liệu với băng thông đạt mức 4GB/s. Điểm nổi bật của NVMe là hỗ trợ công nghệ NCQ có khả năng phân tích, sắp xếp đến 64.000 hàng đợi so với con số 32 hàng của AHCI.
Tổng kết
Hiện nay việc sở hữu ổ cứng SSD tuy đã không khó như trước nhưng để lựa chọn cho một chiếc SSD phù hợp với nhu cầu đang trở thành vấn đề lớn với người tiêu dùng. Do đó rất mong những kiến thức và khái niệm cơ bản tìm hiểu về ổ cứng SSD ở trên đây sẽ giúp các bạn hiểu được SSD là gì? Cũng như phân biệt được các loại SSD với nhau. Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn hay thắc mắc gì, các bạn có thể comment ở bên dưới để chia sẻ với Laptop88 nhé!
- Địa chỉ nâng cấp SSD 256GB lên 512GB uy tín nhất hiện nay
- Giá thay ổ cứng SSD cho laptop và địa chỉ thay ổ cứng uy tín nhất
- Giải đáp: Giá nâng cấp ổ cứng bao nhiêu? Địa chỉ nâng cấp uy tín nhất
- Nâng laptop nhanh mượt tại Hà Nội chỉ từ 299k
- Nâng cấp laptop Dell an toàn, hiệu quả
- Tất tần tật về nâng cấp RAM 4GB lên 8GB mà bạn nên biết
- Nâng cấp SSD cho laptop HP Pavilion 14 Hà Nội ở đâu uy tín nhất?
- Nâng cấp laptop Asus tiết kiệm, hiệu quả giúp máy mượt như mới
- Cách nâng cấp laptop để chơi game mượt mà, chiến game cực đã
- Nâng cấp Macbook Air có được không?
Bài viết liên quan
- Những điều cần lưu ý khi mua SSD cho laptop 29-11-2021, 9:41 am
- [ TOP LIST ] Ổ cứng ssd 240gb đáng mua nhất hiện nay 29-11-2021, 9:26 am
- Nên mua ổ cứng SSD hãng nào ? 29-11-2021, 9:21 am
- Những ổ SSD 240GB chất lượng cao, giá rẻ đáng mua hiện nay 29-11-2021, 9:19 am
- Những điều cần biết khi tìm mua ổ cứng SSD M2 29-11-2021, 9:11 am
- Những ổ SSD cho laptop nên mua hiện nay 27-11-2021, 4:43 pm
- Nên mua loại ổ SSD giá rẻ nào ở thời điểm hiện tại 27-11-2021, 4:35 pm
- Ổ cứng SSD hãng nào tốt? 27-11-2021, 4:28 pm
- Ổ cứng Kingston chính hãng, giá tốt 2021 27-11-2021, 4:23 pm
- Thay ổ SSD cho laptop nên chọn loại nào? 27-11-2021, 4:18 pm