window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-3H5RN5F4D2');

Card màn hình và card đồ họa có giống nhau hay không? 12 thông số cần biết

 

Trong quá trình sử dụng máy tính, có thể bạn đã từng nghe đến thuật ngữ card màn hình và card đồ họa. Hầu hết khi chọn mua máy tính cho nhu cầu làm việc chuyên nghiệp hay chơi game, mọi người sẽ luôn quan tâm về card màn hình ngay sau CPU. Nhưng liệu bạn có thực sự hiểu biết và có đủ thông tin về card hay không? Hãy để chúng tôi giúp bạn, cùng tìm hiểu về card cùng các thông số quan trọng của card màn hình ở bài viết dưới đây của Bệnh viện công nghệ 88 nhé! >>> Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ sửa card màn hình và địa chỉ sửa laptop giá rẻ, uy tín

 

   

Card màn hình và card đồ họa là gì?

 

Có thể nhiều người dùng vẫn chưa biết rằng card màn hình và card đồ họa ( viết tắt là VGA) đều là một và đây là một bộ phận rất quan trọng, đóng vai trò xuất hình ảnh từ máy tính lên một thiết bị hiển thị. 

 

Nhiệm vụ của card màn hình và card đồ họa là xử lý hình ảnh trong thiết bị máy tính ví dụ như: độ phân giải, màu sắc, độ tương phản, ánh sáng chất lượng hình ảnh,… Và tất nhiên là card càng mạnh thì tốc độ xử lý đồ họa càng nhanh, chất lượng chi tiết và độ chân thực của hình ảnh càng cao.

 

GPU là chip lõi nằm bên trong VGA rời và là thành phần quan trọng nhất trong một chiếc card đồ họa và card màn hình, chịu trách nhiệm xử lý mọi vấn đề liên quan đến đồ hoạ/ hình ảnh của máy tính.



Phân loại card màn hình và card đồ họa

 

Card đồ họa và card màn hình về cơ bản được chia làm 2 loại là card onboard và card rời, hay còn có tên khác là VGA Share và VGA rời.

 

VGA Share ( còn gọi là card onboard): Là loại card màn hình có sẵn trên máy, được nhà sản xuất tích hợp sẵn trên CPU. Tùy vào bộ vi xử lý đời khác nhau sẽ có card màn hình khác nhau. Ví dụ: Intel UHD Graphics 620, Intel UHD Graphics 1000…. Sức mạnh của card màn hình onboard sẽ phải dựa vào RAM và CPU, đồng nghĩa với việc CPU đời mới thế hệ cao và RAM dung lượng lớn thì chất lượng đồ họa sẽ tốt và ngược lại. Card màn hình tích hợp sẵn sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với card rời, tuy nhiên hiệu năng sử dụng sẽ không thể bằng được.



VGA rời: Card màn hình rời có công dụng không khác gì so với card onboard, tuy nhiên lại được thiết kế rời độc lập và không ngốn RAM cũng như phụ thuộc quá nhiều vào sức mạnh của CPU. Card màn hình rời chuyên về xử lý đồ họa và hình ảnh. Bên cạnh đó card màn hình rời có riêng một bộ tản nhiệt và vi xử lý GPU riêng nên có thể hỗ trợ máy tính của bạn trong việc xử lý đồ họa cực tốt. Card đồ họa rời có sức mạnh vượt trội hơn rất nhiều so với card onboard, cũng chính vì thế mà giá thành của nó cao hơn rất nhiều so với card tích hợp sẵn. Nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung, một nhà thiết kế, một video editor hay một streamer với yêu cầu sử dụng hình ảnh cao thì một chiếc card màn hình tốt là điều không thể thiếu để phục vụ công việc cũng như giải trí để chất lượng sử dụng tốt nhất, không có hiện tượng xé hình hay giật lag.

 

12 Thông số cần chú ý của card màn hình và card đồ họa 

 

1. GPU – Đơn vị xử lý đồ hoạ

Đây là phần quan trọng nhất của card màn hình. CPU chính là con chip cốt lõi giúp xử lý các lệnh để cho hình ảnh hiển thị trên màn hình.

 

2. Core Speed

Core Speed là xung nhịp, thông số này thể hiện tốc độ xử lý lệnh của đơn vị xử lý đồ họa GPU. Đơn vị tính là MHz. Hai VGA có cùng xung nhịp giống nhau chưa chắc có hiệu năng giống nhau. Vì nó còn phụ thuộc vào nhiều thông số khác.

 

3. Boost Speed

Người Việt thường hay gọi thông số này là xung boost. Thông số này giúp card màn hình (VGA) chạy ở xung nhịp cao hơn so với số liệu cơ bản. Tuy nhiên, tốc độ tăng thì đồng nghĩa với điện năng tiêu thụ tăng theo. Hầu hết thời gian thì máy sẽ không chạy ở mức xung boost vì giới hạn về điện năng và nhiệt độ an toàn.

   

4. CUDA Core

Thông số này được hiểu là một kiến trúc của thiết bị tính toán hợp nhất. Kiến trúc tính toán song song được phát triển bời NVIDIA. Nó có cơ cấu giống lõi kép, lõi tứ của CPU. Các CUDA Core này chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu vào ra của GPU.

 

5. Video Memory

Video Memory là bộ nhớ đồ họa, thể hiện dung lượng bộ nhớ tạm thời của card màn hình, tương tự như RAM trên PC. Bộ nhớ dung lượng càng cao thì càng tốt vì các phần mềm có thêm không gian để bung ra hiệu năng. Đặc biệt là bộ nhớ đồ họa cao hỗ trợ sử dụng đa màn hình vô cùng hiệu quả.

 

6. Memory Type

Đây chính là thông số biểu thị loại bộ nhớ sử dụng cho VGA. Thường thì VGA được trang bị bộ nhớ GDDRx. Thế hệ bộ nhớ ra đời sau thì tốc độ băng thông luôn được tối ưu hơn. Thông số này không có liên quan với bộ nhớ DDR của RAM.

 

7. Memory Speed

Memory Speed là tốc độ bộ nhớ RAM của một card màn hình (VGA), đơn vị tính là MHz. Thông số này được hiểu đơn giản chính là tốc độ mà một VGA truy cập dữ liệu trên RAM. Đây cũng là một thông số quan trọng để người dùng lựa chọn VGA phù hợp.

 

8. Memory Bus Width

Người dùng quen gọi là Bus bộ nhớ, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng VGA. Bus bộ nhớ càng cao thì card đồ họa truyền tải lượng dữ liệu càng lớn. Nó được xem như là mức tải trọng của một chiếc card để cung cấp đủ thông tin.

 

9. Memory Bandwidth

Memory Bandwidth chính là băng thông bộ nhớ. Thông số này thể hiện khả năng truyền tải dữ liệu. Chỉ số Memory Bandwidth càng cao thì hiệu năng của card màn hình càng được nâng cấp cao hơn.

 

10. SLI (NVIDIA) / Crossfire (AMD)

SLI và AMD là khả năng ghép từ 2 card màn hình (VGA) cùng chạy song song. Từ đó, hiệu năng của card đồ họa sẽ được nâng cao đáng kể. Người dùng có thể trải nghiệm cảm giác tốt nhất.

 

11. VR (Virtual Reality) Ready

Đây là công nghệ thực tế ảo, giúp người dùng có thể nhập vai bằng  các giác quan của mình trong thế giới ảo. Đây là công nghệ mới và có khả năng sẽ phổ biến trong tương lai.

 

12. Cổng kết nối

Cổng kết nối cũng là thông số quan trọng khi chọn card màn hình (VGA). Cổng kết nối là loại khe cắm được nhà sản xuất thiết kế để kết nối card với các thiết bị khác. Hiện nay card màn hình thường được sử dụng loại cổng PCI Express 3.0 x16, PCI Express 2.0 x16.

 

Tổng kết lại, trên đây là tất cả những thông tin về card màn hình và card đồ họa mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn đã theo dõi!

 

   

 

Bệnh viện Công nghệ 88 - Đơn vị sửa chữa uy tín Hà Nội 

Cẩn Thận - Tận Tâm - Chuyên Nghiệp

***

Website: http://benhviencongnghe88.vn/ 

Địa chỉ:

Trung tâm bảo hành 1

40 Trần Đại Nghĩa - Hai Bà Trưng - Hà Nội (024.7106.9999 số máy lẻ 310)

 

Trung tâm bảo hành 2

164 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội (024.7106.9999 số máy lẻ 311)

 

Trung tâm bảo hành 3

135 Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội (024.7106.9999 số máy lẻ 312)

 

Trung tâm bảo hành 4

106 Hồ Tùng Mậu - Cầu Giấy - Hà Nội (024.7106.9999 số máy lẻ 313)

 

Trung tâm bảo hành 5

63 Nguyễn Thiện Thuật - Quận 3 - TP HCM (024.7106.9999 số máy lẻ 225)

 

Trung tâm bảo hành 6

817A Kha Vạn Cân, P. Linh Tây, Q. Thủ Đức (024.7106.9999 số máy lẻ 410)



Bài viết liên quan

TẠI BỆNH VIỆN CÔNG NGHỆ 88

  • Dịch vụ chuyên nghiệp
  • Đội ngũ kĩ thuật viên lành nghề, tư vấn đúng bệnh trước khi tiến hành sửa chữa
  • Tiết kiệm, giá rõ ràng không thêm phí.
  • Xem trực tiếp, lấy ngay với hơn 80% số dịch vụ.
  • Với dịch vụ sửa chữa nhiều giờ: kí tên trên linh kiện, chụp hình đảm bảo minh bạch, an tâm.
  • Vệ sinh Laptop chỉ 100.000 VNĐ – Tặng thêm 1 trong 3 phần quà Balo, Chuột không dây hoặc thẻ USB
  • Bảo hành nghiêm chỉnh tất cả các dịch vụ
  • Linh kiện thay thế đầy đủ tem, bảo hành nghiêm chỉnh
  • Hậu mãi, chăm sóc khách hàng cẩn thận
  • Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng về dịch vụ.

Luôn miễn phí:

  • Kiểm tra – tư vấn sửa lỗi.
  • Tổng đài miễn phí.
  • Cài phần mềm, vệ sinh máy 20 lần miễn phí cho khách hàng Gold Member Laptop88

DANH SÁCH CỬA HÀNG

  • 71A Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 117 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • 135 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
chat với S88.vn